HÓA CHẤT OCTANE VÀ CHỈ SỐ OCTANE – NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
Hóa chất Octane là gì? Những đồng phân của Hóa chất Octane? Cấu tạo phân tử của Hóa chất Octane và Tính chất vật lý cũng như hóa học của Octane ra sao? Ứng dụng của Hóa chất Octane, tìm hiểu về chỉ số Octane.
Bạn đã từng nghe qua về hóa chất Octane này chưa và liệu bạn có biết được những đặc điểm của Octane cũng như chỉ số Octane?
Hóa chất Octane là gì? Những đồng phân của Hóa chất Octane
Hóa chất Octane là gì?
Octan (octane) là một hyđrocacbon thuộc nhóm ankan có công thức C8H18.
Ankan trong hóa hữu cơ là hydrocacbon no không tạo mạch vòng. Điều đó có nghĩa là chúng là các hydrocarbon không tạo mạch vòng, trong đó mỗi phân tử chứa số nguyên tử hiđrô cực đại và không chứa các liên kết đôi. Công thức tổng quát của ankan là CnH2n+2 (với n là số nguyên dương);
Những đồng phân của Hóa chất Octane?
Các nguyên tử cacbon trong các ankan (có chứa hơn 3 nguyên tử cacbon) có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, tạo ra các đồng phân khác nhau. Ankan “thông thường” có cấu trúc thẳng, không phân nhánh. Số lượng các đồng phân tăng nhanh theo số lượng nguyên tử cacbon; đối với các ankan có từ 1 đến 12 nguyên tử cacbon thì số các đồng phân lần lượt là 1, 1, 1, 2, 3, 5, 9, 18, 35, 75, 159, 355.
Octane có 18 đồng phân, gồm:
2,2,3,3-Tetramethylbutan | 2,2,3-Trimethylpentan | 2,2,4-Trimethylpentan (isooctan) | 2,2-Dimethylhexan | 2,3,3-Trimethylpentan |
2,3,4-Trimethylpentan | 2,3-Dimethylhexan | 2,4-Dimethylhexan | 2,5-Dimethylhexan | 2-Methyl-3-ethylpentan |
2-Methylheptan | 3,3-Dimethylhexan | 3,4-Dimethylhexan | 3-Ethylhexan | 3-Methyl-3-ethylpentan |
3-Methylheptan | 4-Methylheptan | Octan mạch thẳng (n-octan) |
Cấu tạo phân tử của Hóa chất Octane
Tính chất vật lý của Octane
Ứng dụng của Hóa chất Octane
Có tính chống nổ kém. Không tan trong nước; có trong dầu mỏ. Đồng phân 2,2,4-trimetylpentan (isooctan) có trong xăng, có tính chống nổ được dùng làm chất chuẩn để đánh giá tính chống nổ của xăng.
Tìm hiểu về chỉ số Octan
Chỉ số octan, hoặc số octan, là thước đo tiêu chuẩn đo lường về hiệu suất của động cơ hoặc nhiên liệu hàng không. Số octan càng cao thì nguyên liệu có thể chịu nén được trước khi phát nổ lớn (đốt cháy). Ngược lại, nhiên liệu có số octan thấp hơn (nhưng chỉ số cetane cao hơn) là lý tưởng cho động cơ diesel, bởi vì động cơ diesel (còn được gọi là động cơ đánh lửa nén) không nén nhiên liệu, mà chỉ nén không khí và sau đó phun nhiên liệu vào không khí được làm nóng bằng cách nén.
Do đó, áp dụng vào trường hợp phổ biến ở Việt Nam, xăng 92 (chỉ số octan 92 – RON 92) được coi là loại xăng dễ cháy hơn khi chịu nén, so với xăng 95.
Ở Mỹ, chỉ số octane 88 – 90 được coi là thông thường, trong khi chỉ số octane 91 – 94 được coi là cao cấp (phù hợp với các loại động cơ hiệu suất cao, có tỉ số nén lớn).
Tìm hiểu về xăng A92
Xăng A92 có thể được hiểu như sau: 92 là hệ số chống kích nổ Octan (O=92) Còn chữ A theo mình thì là chữ viết đầu tiên trong cụm từ: ASTM (ASTM là một tên gọi của hệ thống tiêu chuẩn của Mỹ).
Thành phần của xăng gồm nhiều hydrocacbon no nhưng có dạng mạch nhánh và cacbuahydro thơm là các kết cấu bền vững. Xăng có cấu trúc càng bền vừng thì tính tự cháy càng kém, do đó khó xảy ra kích nổ. Để đánh giá tính CHỐNG KÍCH NỔ của xăng, người ta dùng một thông số gọi là OCTAN như đã nêu phái trên.
Có thể hiểu thế này: Xăng là một hỗn hợp của iso octan C8H18 với heptan C7H16 (thực tế còn nhiều thành phần khác, nhưng cứ tưởng tượng gồm 2 thành phần này) Khi đó: iso octan C8H18 có hệ số chống kích nổ Octan: O=100, còn đối với heptan C7H16 có hệ số chống kích nổ octan O=0;
Loại xăng nào có trị số chống kích nổ Octan càng cao thì tính chống kích nổ càng lớn và giá thành càng cao do công nghệ chưng cất, chế tạo.
Nguồn: first-labs.com